Sử dụng nước giếng khoan chứa nhiều phèn sắt sẽ có nguy hại gì?

15/06/2022
Ngày nay vẫn còn khá nhiều gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta cũng không quan tâm lắm đến chất lượng của nguồn nước giếng vì ai cũng nghĩ rằng nước giếng nằm sâu dưới lòng đất rất sạch. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì nước giếng khoan có chứa rất nhiều thành phần khác nhau, có những thành phần có lợi cho cơ thể nhưng cũng có nhiều chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Sử dụng nước giếng khoan chứa nhiều phèn sắt sẽ có nguy hại gì? là câu hỏi của nhiều người quan tâm. Vậy chúng ta cùng điểm qua những nguyên nhân tác hại của nước giếng khoan gây ra:

Nguồn nước giếng khoan

Quý khách đang quan tâm  đến:

⇒ Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả

⇒ Bình lọc nước giếng khoan tốt nhất tại Hồ Chí Minh 

Chúng ta cùng tìm hiểu một số thành phần thường gặp trong nước giếng khoan và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ

1.  Sắt và mangan

*  Sắt

Sắt là thành phần thường gặp nhất trong nước giếng khoan. Do đặc tính thổ nhưỡng đất đai tại Việt Nam làm cho phần lớn nước giếng khoan đều có hàm lượng sắt vượt mức tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế ( theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt hàm lượng sắt < 0,3mg/l).

- Sắt làm chậm quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn, gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu dẫn đến chán ăn. Sử dụng nước nhiễm sắt để tắm rửa sẽ gây ra một số bệnh về da. Ngoài ra, sử dụng nước nhiễm sắt pha trà hoặc nấu ăn làm cho trà mất mùi thơm hoặc mất vị trà, thức ăn chín nhưng màu sắc món ăn không bắt mắt, món ăn bị mất vị.

- Do sắt hay kết tủa dạng Fe(OH)3 sẽ làm hoen ố quần áo, gây rỉ sét dụng cụ, thiết bị vệ sinh, đóng cặn trong hệ thống đường ống nước.

*  Mangan

- Mangan: là kim loại có nhiều trong vỏ trái đất, thường xuất hiện cùng với sắt, khi tiếp xúc với oxy và tạo thành cặn lắng và làm cho nước trong hệ thống phân phối có màu. Hàm lượng mangan cao sẽ gây vị khó chịu, tạo thành váng như mỡ khi đun sôi.

- Mangan là một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể. Nồng độ Mangan trong nước cao có thể gây nhiễm độc thần kinh.

Nước giếng khoan nhiễm phèn, sắt, manggan,...

2. Canxi và magie ( nước cứng)

- Đây cũng là thành phần rất hay gặp trong nước giếng khoan. Có thể nhận biết nước nhiễm canxi, magie là khi ta đun sôi nước sẽ thấy có lớp cặn lắng tại thiết bị đun sôi. Lớp cặn lắng này là do hàm lượng cation của Canxi và Magie kết tủa tạo thành.

- Sử dụng nước nhiễm canxi, magie thường xuyên gây khô da, khô tóc, da hay bị mẩn ngứa, gây bệnh sỏi tiết niệu

- Nước nhiễm canxi làm nhanh hỏng thiết bị đun nấu, bình nóng lạnh, làm đóng cặn và ăn mòn đường ống dẫn, tốn xà phòng giặt. Nấu ăn làm thức ăn lâu chín và mất mùi vị.

>>>Xem thêm: Quy trình lọc nước giếng khoan, nước đầu nguồn

>>> Các công trình lọc nước giếng khoan nhiễm phèn

Quý khách cần tư vấn sản phẩm lọc nước giếng khoan vui lòng liên hệ: 0982 604 177 Hoặc Zalo : 0982 604 177

3. Amoni

  Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị nước đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ (nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi…). Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành Nitrat và Nitrit. Nitrat và Nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư.

 4. Nitrat ( NO3), Nitrit ( NO2)

- Nitrat có mặt trong nước giếng khoan là do nước bị nhiễm phân, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, dư lượng phân bón hoá học còn sót lại trong đất.

- Thực chất NO3 không độc nhưng khi vào cơ thể người NO3- sẽ được chuyển hóa thành  NO2- nhờ các vi khuẩn trong đường ruột. NO2 sẽ biến hemoglobin thành methemoglobin gây cản trở khả năng vận chuyển O2 ở trong máu. Người bị nhiễm NO2- và NO3- trong thời gian dài ở nồng độ cao sẽ bị khó thở, có nguy cơ cao bị ung thư gan, phổi và dạ dày.

5. Asen

- Sự có mặt của Asen trong nước ngầm chủ yếu do sự hoà tan với các chất khoáng có sẵn trong lòng đất. Ngoài ra Asen còn được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất kính, gốm, thuốc bảo quản gỗ, luyện kim loại màu, công nghệ điện tử.

- Khi bị nhiễm độc Asen sẽ làm tổn thương da như tăng sắc tố và tăng sừng, gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi, gây tổn hại đến gan, tủy xương…Đặc biệt đối với trẻ em có thể gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch.

6. Sulfate (SO4)

- Sunfate (SO4) cũng là thành phần khá phổ biến trong nước giếng khoan. Sự hiện diện của sunfate trong nước ngầm là do nước chảy qua các khu đất mỏ, từ nước thải công nghiệp, những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm hàm lượng sunfur hữu cơ bị khoáng hoá tạo thành sunfate.

- Sử dụng nước có hàm lượng sunfate cao sẽ gây tiêu chảy mất nước, kích thích đường ruột.

- Hàm lượng sunfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S gây vị khó chịu, nhiễm độc đối với cá, ngoài ra còn gây hiện tượng đóng cặn trong các thiết bị đun nấu, xảy ra hiện tượng ăn mòn đường ống dẫn.

7. Clorua

Clorua thâm nhập vào nước giếng khoan từ cả nguồn tự nhiên và do tác động của con người như sử dụng các loại phân bón hoá học, nước rò rỉ từ các bãi rác, dòng thải từ bể phốt, thức ăn cho động vật, nước thải công nghiệp hoặc bị nước biển xâm nhập.

Nồng độ clorua cao thì làm cho hệ thống đường ống dẫn nước dễ bị ăn mòn. Clorua phản ứng với ion kim loại tạo thành các muối hòa tan và tăng hàm lượng ion kim loại trong nước ăn uống.

8. Các kim loại nặng: Đồng, Chì, Kẽm, thuỷ ngân…

- Các kim loại nặng như Đồng, Chì, Kẽm, Thuỷ ngân cũng có thể có mặt trong nước ngầm chủ yếu do vật dụng chứa nước hoặc các đường ống dẫn nước có chứa các kim loại đó. Ngoài ra các hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, hoặc do các kim loại đó có sẵn trong lớp vỏ trái đất.

- Các kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như :

  + Nếu dùng nguồn nước có nồng độ Đồng cao trong một thời gian dài thì có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan.

  + Thủy ngân là một chất rất độc với thần kinh trung ương, gây suy thận cấp.

  + Hàm lượng Nhôm vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong nước uống trong một thời gian dài sẽ gây bệnh Alzheimer, hay còn gọi là bệnh quên, lú lẫn.

  + Nước nhiễm Chì nồng độ cao sẽ gây xảy thai, gây thiếu máu, gây độc cho hệ thống thần kinh trung ương.

9. Các hợp chất hữu cơ ( Pecmanganat)

 Khi chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Khi sử dụng nước nhiễm hợp chất hữu cơ sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxi trong máu, đầu óc không minh mẫn. Đối với trẻ em cơ thể gầy yếu, xanh xao.

10. Các hoá chất độc hại

- Ở những vùng sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng không đúng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước ngầm. Một lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học dư thừa sẽ tích lũy trong đất, từ đó thấm dần vào mạch nước ngầm làm nước bị ô nhiễm.

11. Nước nhiễm mặn

Tình trạng nước ngầm nhiễm mặn đang diễn ra khá phổ biến hiện nay đặc biệt vào mùa khô hạn. Nước nhiễm mặn gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt của người dân. 

- Đối với sức khỏe:  Sử dụng nước nhiễm mặn trong sinh hoạt và ăn uống làm cho cơ thể bị mất nước, gây ra một số bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận, suy gan, bệnh dạ dày, giảm sức đề kháng cho cơ thể,…Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt như: tắm, rửa, vệ sinh,.. sẽ có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở, hắc lào,..

 - Nước mặn làm hư hỏng, phá hủy các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị điện, các thiết bị được làm bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim loại đó bị ăn mòn và phân hủy.

- Đối với ngành nông nghiệp: nghiêm trọng là khi nguồn nước nhiêm mặn được sử dụng trong tưới tiêu sẽ khiến cây trồng bị héo, rụng lá, chết cháy, gây mất mùa màng, đất đai bị cằn cỗi, ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế của người dân.

>>> Xem nhanh:Nước giếng khoan nhiễm phèn là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý.

Quý khách cần tư vấn sản phẩm lọc nước phèn vui lòng liên hệ: 0982 604 177 Hoặc Zalo : 0982 604 177

12. Độ pH của nước

- Là một chỉ tiêu quan trọng đối với chất lượng nước, pH cho phép quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước.

Nếu pH của nước thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, pH thấp làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa và tích lũy các ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt…

Nếu pH của nước cao có thể làm cho da khô, ngứa và khó chịu, gây hỏng men răng, và có thể tạo điều kiện xuất hiện các bệnh ngoài da.

- Giới hạn của pH: 6,5-8,5

13. màu sắc và mùi vị của nước

* Màu sắc

- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.

- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.

* Nước có mùi vị lạ có thể là mùi của

- Mùi tanh nồng đó là sắt.

- Mùi như trứng thối đó là do khí H2S.

- Mùi hắc đó là Amoniac và clo dư.

- Mùi khét do hóa chất hữu cơ (dầu mỡ)

 Ngoài ra nước giếng khoan còn có các chất vô cơ ở dạng hòa tan hoặc các chất không tan như đất, đá ở dạng huyền phù.

Không phải nước giếng khoan nào cũng có tất cả các thành phần nêu trên. Tuỳ vào vị trí từng khu vực mà nước giếng khoan bị ô nhiễm các chất khác nhau. Muốn biết thành phần nước giếng khoan thì ta phải đem mẫu nước đi xét nghiệm tại các đơn vị chyên kiểm nghiệm nước.

Làm thế nào để xử lý nguồn nước ô nhiễm?

  Trước những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên thì việc làm sạch nguồn nước giếng khoan là vô cùng cần thiết. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nên việc xử lý nguồn nước giếng khoan trở nên đơn giản hơn rất nhiều.Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà có những phương pháp xử lý nguồn nước giếng khoan cho phù hợp. Ngày nay người ta ít dùng các phương pháp lọc nước giếng khoan thủ công như dùng tro bếp, dùng vôi sống hay dùng phèn chua vì cách lọc này tốn nhiều thời gian, dụng cụ cồng kềnh. Thay vào đó người ta sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan, máy lọc nước giếng khoan. Hệ thống lọc tương đối nhỏ gọn, không mất nhiều thời gian để vận hành, có nhiều công suất lọc, chất lượng nước tốt hơn, chi phí đầu tư ít đây là một thiết bị vô cùng cần thiết đối với những gia đình đang sử dụng nguồn nước giếng khoan để ăn uống và sinh hoạt.

Hệ thống lọc nước phèn

Gọi mua:  0982 604 177 Hoặc Zalo : 0982 604 177

Xem nhanh

  → Nước giếng khoan- Cách xử lý nước giếng khoan tốt nhất hiện nay

  → Những gia đình nào, đối tượng nào cần sử dụng hệ thống lọc nước?

Hãy liên hệ với chúng tôi khi quý khách cần lọc nước giếng khoan

Công ty lọc nước Bách Khoa là đơn vị lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước. Chúng tôi chuyên cung cấp, lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan cho gia đình cũng như trong sản xuất công nghiệp. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao sẽ tư vấn cho quý khách hàng những giải pháp xử lý nguồn nước tốt nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ:

ĐT: 0982 604 177 Hoặc Zalo : 0982 604 177

965 Lũy Bán Bích, P.Tân Thành, Q Tân Phú, HCM

Email: bachkhoaxulynuoc@gmail.com

Website:http://locnuocbachkhoa.vn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thi công hệ thống xử lý nước giếng khoan. Quý khách nên tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng để bảo đảm chất lượng của sản phẩm.

>>> Đối với công ty chúng tôi 

  • Luôn đề cao chất lượng sản phẩm
  • Bảo đảm giá thành cạnh tranh nhất
  • Tận tình chu đáo đối với khách hàng
  • Bảo hành, bảo trì đúng theo cam kết 
  • Sửa chữa nhanh chóng trong giờ làm việc

Cảm ơn quý khách hàng gần xa đã luôn tin yêu và ủng hộ cho chúng tôi trong suất thời gian qua!

Bài viết nhiều người tìm kiếm

Cách xử lý nước giếng phèn hiệu quả

Hệ thống lọc nước phèn quy mô hộ gia đình

Ưu nhược điểm của các loại cột lọc nước giếng khoan

Các tin tức sản phẩm liên quan mời quý khách hàng xem  thêm ở các mục bên dưới đây:

>>> Lọc nước máy,nước thủy cục      Lọc nước giếng khoan, nhiễm phèn, nhiễm lợ       Lọc nước nhà phố       Lọc nước công nghiệp        Hạt lọc nước cao cấp       Máy lọc tinh      Lõi lọc nước      Các công trình dự án lọc nước dân dụng      Các công trình dự án lọc nước công nghiệp

Gọi mua: 0982 604 177 Hoặc Zalo : 0982 604 177

Tin liên quan